Tại biên giới Việt – Trung cho xây dựng nhà máy chế biến nông sản.
Bộ Nông nghiệp Phát triển Nông thôn đã ký kết với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc) về dự án xây dựng vùng an toàn chống dịch bệnh và nhà máy chế biến tại biên giới.
Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn – ông Phùng Đức Tiến cho biết vào chiều ngày 16/9 hai nước đã ký biên bản ghi nhớ, trong khuôn khổ Hội chợ Trung Quốc – ASEAN và Hội nghị Thượng đỉnh thương mại và đầu tư Trung Quốc – ASEAN tại TP Nam Ninh, Quảng Tây lần thứ 20.
Hai bên tập trung đẩy mạnh xây dựng vùng nguyên liệu phục vụ xuất và nhập khẩu. Vùng nguyên liệu này bao gồm các ngành thủy sản, chăn nuôi và trồng trọt, tăng cường thúc đẩy thương mại của hai nước. Trong 8 tháng đầu năm 2023, Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc đạt 7,28 tỷ USD, tăng 9,8% so với cùng kỳ, giá trị thặng dự thương mại đạt 5,28 tỷ USD, tăng 33,3%.

Theo Thứ trưởng Phùng Đức Tiến, nông sản Việt Nam rất đa dạng, phía đối tác bên Trung Quốc đánh giá rất cao. Nhưng để phát triển lâu dài thì phải tập trung công tác tổ chức sản xuất, trong đó có việc xây dựng vùng nguyên liệu đạt chuẩn, xây dựng các cơ chế chế biến, khâu đóng gói.
“Việt Nam sẽ tiếp tục tổ chức đàm phán ký kết các hiệp định, đặc biệt là 4 mặt hàng bao gồm dưa hấu từ xuất khẩu truyền thống sang chính ngạch; sầu riêng lạnh, ớt, dược liệu”, ông Tiến cho biết nếu có thể đồng bộ trong xuất khẩu đối với các mặt hàng này thì sẽ thuận lợi hơn trong việc giao thương, tốc độ tăng trưởng cũng sẽ lớn hơn.
Trên thị trường nông nghiệp hiện nay, có 21,7% nông sản Việt Nam xuất sang thị trường Trung Quốc so với toàn thị trường, Nhật Bản chiếm 7,5%, Mỹ chiếm 20,4%. Do xét về khoảng cách địa lý, thị trường Trung Quốc rất chú trọng với nông sản Việt Nam, đồng thời giữa hai nước có đặc điểm tương đồng trong thói quen tiêu dùng. Phía lãnh đạo Đảng và Nhà nước rất quan tâm đến mối quan hệ với Trung Quốc cũng như thị trường nông nghiệp tỷ dân này.

Bộ trưởng Bộ Công thương – ông Nguyễn Hồng Diên đã đánh giá răng, tải qua 20 kỳ tổ chức vừa qua, Hội chợ Trung Quốc – ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị Thượng đỉnh Thương mại và Đầu tư Trung Quốc – ASEAN (CABIS) đã trở thành một trong những sự kiện đặc biệt quan trọng, chú trọng uy tín trong việc hợp tác đầu tư kinh tế, thương mại, đầu tư của các nước ASEAN và Trung Quốc. Hội chợ cũng góp phần trực tiếp và thực chất đưa ASEAN trở thành đối tác thương mại lớn nhất của Trung Quốc và Trung Quốc đã trở thành đối tác về ngành thương mại hàng đầu của các nước ASEAN, trong đó có Việt Nam.
Ông Diên cho biết, trong suốt 20 năm qua, Việt Nam có những đóng góp tích cực và là một trong những thành viên tích cực nhất đối với thành thành công của CAEXPO và CABIS. Trong các nước ASEAN, Việt Nam luôn là quốc gia tham dự CAEXPO với quy mô doanh nghiệp đông đảo nhất, diện tích và số lượng gian hàng trưng bày hàng hóa lớn nhất tại tất cả các kỳ Hội chợ trực tiếp.
Việt Nam kỳ vọng rằng tương lai có thể cùng nhau hợp tác trong khuôn khổ cơ chế CAEXPO sẽ là một trong những động lực hết sức quan trọng thúc đẩy sự phát triển chung của toàn khối ASEAN – Trung Quốc và các quốc gia khác thuộc thành viên RCEP, các quốc gia thuộc sáng kiến “Vành đai và Con đường”, hướng đến tương lai, trở thành một trong những Trung tâm tăng trưởng kinh tế năng động nhất trên thế giới.
Ông Diên mong rằng trong khoảng thời gian sắp tới, các kỳ CAEXPO, CABIS và các hoạt động trong phạm vị khuôn khổ có liên quan sẽ tập trung vào các nội dung ưu tiên hàng đầu. Đó là tập trung thu hút nhiều sự tham gia, giao dịch hơn của các doanh nghiệp, nhà xuất khẩu, nhập khẩu có uy tín, có quy mô lớn và tiềm lực đến từ Trung Quốc và thế giới trong các lĩnh vực có thế mạnh của ASEAN và Trung Quốc.