Não có thể làm hai việc cùng lúc không?
Những nhà nghiên cứu đã khám phá lí do tại sao con người cảm thấy khó khăn khi làm hai việc cùng một lúc.

Một “thắt nút chai” xuất hiện trong não khi những người tham gia thử nghiệm thực hiện hai nhiệm vụ cùng lúc. Nghiên cứu cho thấy não làm việc chậm lại khi cố gắng thực hiện một nhiệm vụ thứ hai khoảng 300 mili giây sau khi “cổ chai” xuất hiện trong não. Chính phát hiện này đã dẫn đến việc cấm mọi người nghe điện thoại trong khi lái xe.

Những người tham gia được đề nghị nhấn vào một phím máy tính thích hợp phát ra những âm thanh khác nhau để trả lời các nhiệm vụ đề nghị khác nhau. Những nhà nghiên cứu từ Trường Đại học Vanderbilt (Mỹ) đã dùng máy siêu âm MRI quét qua não những người tham gia để nhận diện những sự thay đổi thành phần oxy hoá trong máu. Họ tìm thấy vùng não thuỳ trán giữa và hai bên có sự thay đổi không cân xứng. Điều này cho thấy não không có khả năng xử lí hai nhiệm vụ song song, dẫn tới hiện tượng “thắt nút chai”. Tiến sĩ S. Paul, trưởng nhóm nghiên cứu, cho rằng những nghiên cứu trên cho thấy con người bị giới hạn trong khả năng làm hai việc cùng một lúc. Hiện tượng này được gọi là “giao thoa nhiệm vụ kép”.
Nghiên cứu nơi xảy ra hiện tượng “thắt cổ chai” trong não, các nhà khoa học thấy rằng trong khi tế bào thần kinh não trả lời mệnh lệnh thứ nhất thì tế bào khác tiếp nhận một mệnh lệnh mới phải “xếp hàng chờ”. Các tế bào thần kinh não không thể hoạt động cùng lúc dẫn đến hiện tượng “thắt cổ chai” nói trên.
Nhóm nghiên cứu cũng thực hiện đối với người lái máy bay. Họ thấy khi nghe điện thoại trong lúc lái máy bay, nguy cơ tai nạn cao hơn gấp 4 lần. Từ đó, ngành hàng không có quy định tắt điện thoại khi lên máy bay.

Những nghiên cứu mới đã tìm hiểu quá trình xử lí của bộ não ở các cấp độ cao và thấp. Một quyết định tức thì sẽ tốt hơn là nghiền ngẫm vấn đề, khi bạn phải trả lời nhanh các câu hỏi. Những người tham gia được yêu cầu tìm ra một biểu tượng bị đảo lộn trên một màn hình gồm hơn 650 biểu tượng giống nhau. Những ai đưa ra quyết định tức thì một cách bản năng thì đạt kết quả chính xác hơn những ai phải suy nghĩ lâu hơn cho câu trả lời.

“Kết quả này có vẻ như đi ngược lại logic. Mọi người nghĩ rằng sẽ đưa ra quyết định chính xác hơn nếu có thêm nhiều thời gian xem xét. Nhưng thực tế, họ lại làm tốt hơn khi hầu như không có thời gian để suy nghĩ.”, tác giả nghiên cứu Li Zhaoping tại Đại học London nói.
Các nhà nghiên cứu nhận biết được khi nào thì người tham gia tìm thấy được biểu tượng mục tiêu bằng cách theo dõi cử động mắt. Một khi mắt của người tham gia định vị được mục tiêu, các nhà nghiên cứu tắt màn hình, giới hạn khoảng thời gian mắt người nán lại trên biểu tượng trong 0 – 1,5 giây. Người tham gia sẽ phải trả lời vật thể khác biệt đó ở bên phải hay bên trái màn hình. Những ai chỉ có chưa tới một giây để nhìn biểu tượng trả lời chính xác hơn những ai được nhìn hơn 1 giây.
Theo Zhaoping lí giải, kết quả bắt nguồn từ sự khác biệt trong khả năng mà bộ não tiềm thức và ý thức nhận biết biểu tượng. Trong khi tiềm thức có thể nhận ra sự khác biệt giữa một quả táo bị lộn ngược với quả táo đứng thẳng, thì ý thức chỉ thấy rằng đó là 2 quả táo. Khi được cho thêm thời gian để tham gia vào quá trình xử lí cao cấp của nhận thức, người tham gia đoán sai bởi sự nhận thức đã lấn át quyết định của tiềm thức ở cấp độ thấp hơn. Zhaoping cho rằng :”Nếu như quá trình nhận thức ở cấp cao và thấp đều đưa đến chung một kết luận, thì không có vấn đề gì.”; “Nhưng thường thì bản năng và ý thức cấp cao của chúng ta lại mâu thuẫn. Và trong trường hợp này, bản năng thường bị che khuất bởi bộ óc lí trí.”.