Lý do Đan Mạch cấm Google tại trường học
Mục lục
Thành phố Helsingor là thành phố tiên phong của Đan Mạch trong việc cấm các dịch vụ của Google trong trường học. Tất cả bắt nguồn từ phụ huynh của một cậu bé 8 tuổi.
Vào tháng 8, Ủy ban bảo vệ dữ liệu của Đan Mạch, Datatilsynet, đã ra yêu cầu cấm Chromebook và các dịch vụ Google Workspace tại trường học. Trước đó, một ngôi trường ở Helsingor, Đan Mạch, từng cấm học sinh sử dụng dịch vụ của Google, gây ra không ít xôn xao cho người dân và học sinh ở đây.
Lý do cho lệnh cấm này bắt nguồn từ một vụ lộ dữ liệu thông tin học sinh vào tháng 8 năm 2019 khi cha mẹ của một cậu bé 8 tuổi từ chối với việc em được trường tạo tài khoản Google. Tranh cãi về quyền riêng, bảo vệ dữ liệu đặc biệt là với trẻ nhỏ nổ ra, dẫn đến kết quả cuối cùng là Google không được xuất hiện tại trường học.

Trước đây, các sản phẩm giáo dục và học tập của Google, chẳng hạn như laptop Chromebook và phần mềm văn phòng, được biết đến như một thành phần quen thuộc của hệ thống giáo dục Đan Mạch.
Theo Wired, gần một nửa số trường học trong cả nước sử dụng Google và nhiều học sinh ở Helsingoer đã có Chromebook được cha mẹ mua từ khi chúng mới 6 tuổi.
Lo ngại lộ thông tin
Trong một vục diễn ra vào tháng 8 năm 2019, một cậu bé 8 tuổi đã sử dụng tài khoản YouTube của mình để đưa ra những bình luận khiếm nhã về video của người khác, nhưng sau đó cậu bé trở nên lo sợ về hậu quả của hành vi sai trái này.
Cậu bé lo sợ mình sẽ bị phạt, bị mắng hoặc bị trả thù trên mạng nên đã kể lại với bố. Bố của cậu, Jesper Graugaard cảm thấy rất hoang mang vì ông chưa lập tài khoản YouTube riêng cho con và cũng chưa từng cho phép trường học đăng ký tài khoản cho cậu bé. Con trai ông ấy thậm chí không có điện thoại thông minh.
Vì vậy, khi phát hiện ra con trai mình có tên đầy đủ, trường lớp trên một tài khoản YouTube. Ông đã rất sốc và ngay lập tức liên hệ với nhà trường, nhà trường trả lời rằng do bộ lọc dữ liệu của trường gặp lỗi và nó sẽ sớm được khắc phục.
Nhưng Graugaard không hài lòng với lời giải thích đó và đã phát động một chiến dịch nhằm thay đổi mối quan hệ giữa các trường học Đan Mạch và Google.
Chiến dịch đã gây ra nhiều tranh cãi về việc bảo vệ dữ liệu người dùng Đan Mạch khỏi các công ty nước ngoài và là lý do chính khiến các nhà quản lý ban hành đạo luật cấm Google ở Helsingør.
Ở trường, Graugaard học sinh ở trường làm mọi thứ trên Workspace, cơ sở dữ liệu đám mây của Google. Điều này có nghĩa là mọi thứ chúng viết hoặc làm trên thiết bị của mình đều được gửi tới Google. Ông nói: “Chúng ta đã trao cả một thế hệ vào tay Google”.
Và vấn đề lớn nhất, ông nói, là các trường học không biết Google sử dụng dữ liệu này như thế nào. Họ luôn nói rằng họ không sử dụng thông tin học sinh để quảng cáo hoặc bán cho bên thứ ba.
Tuy nhiên, Jesper Lund, chủ tịch IT Pol Đan Mạch, chuyên hoạt động về quyền kỹ thuật số, nhận định nhiều người lo ngại rằng các hãng công nghệ sẽ dùng chúng cho mục đích khác như cải thiện dịch vụ của mình hay đào tạo trí tuệ nhân tạo.

Phụ huynh ủng hộ lệnh cấm
Nhưng theo Wired, lệnh cấm của Google trên toàn thành phố được ban hành vào ngày 14 tháng 7 đã khiến các trường học không thể trở lại đúng lịch. Trường Bymidten ở Helsingor cũng không ngoại lệ.
Giáo viên ở đây buộc phải ngừng sử dụng tài liệu học trực tuyến. Thay vào đó, nó phải được dạy bằng cách sử dụng sách cũ. Ngoài ra, khi tất cả Chromebook bị vô hiệu hóa, học sinh cần phải làm quen với bút và giấy.
Về phía phụ huynh, nhiều người đã lên tiếng ủng hộ lệnh cấm này. Phụ huynh Jan Gronemann nói: “Tôi hy vọng lệnh cấm Google sẽ trở nên phổ biến vì nó cung cấp quá nhiều thông tin cho các tập đoàn công nghệ không đáng tin cậy”. Ông còn lo sợ rằng con mình sẽ bị thao túng hoặc sử dụng cho các mục đích quảng cáo chính trị nếu sử dụng thiết bị điện tử từ nhỏ.
Theo Wired, lệnh cấm Google của thành phố Helsingor đã làm dấy lên không ít quan ngại liên quan đến việc dữ liệu người dùng rơi vào tay các ông lớn công nghệ, đặc biệt là nếu dữ liệu người dùng bị đánh cắp bởi các công ty nước ngoài như Google thu thập và lợi dụng cho nhiều mục đích khác nhau. Công ty mẹ của Facebook, Meta, cũng đã dính vào các vụ bê bối rò rỉ thông tin.