Kinh tế khu vực vỉa hè – thị trường kinh doanh không được thừa nhận.
Từ chiếc xe đẩy đồ ăn trên vỉa hè TP HCM, hai chàng trai trẻ Đoàn Văn Minh Nhựt và Hồ Đức Hải đã phát triển thành công thương hiệu bánh mì với doanh thu 2 triệu USD mỗi năm.
“Chúng tôi đề nghị chi 5 tỷ đồng tức là 36% cổ phần công ty cho các bạn”, đại diện nhà đầu tư ra giá chính thức với hai nhà đồng sáng lập thương hiệu Bánh mì Má Hải, đó là Đoàn Văn Minh Nhựt và Hồ Đức Hải.
Trong 8 năm gần đây, Nhựt và Hải đã đưa những chiếc xe đẩy từ phía lề đường đến để kêu gọi vốn từ các nhà đầu tư nổi tiếng. Cơ cấu mô hình kinh doanh của họ cho thấy rõ, khu vực hè phố không chỉ là nơi để những thương nhân buôn bán nhỏ lẻ mưu cầu sinh kế, trang trải cuộc sống, mà còn có khả năng tạo ra các doanh nghiệp lên đến hàng triệu USD, hấp dẫn các nhà đầu tư như nhiều start-up thời công nghệ thời thượng và hiện đại.

Kinh tế khu vực vỉa hè là một tên gọi không chính thức và phổ biến của các hoạt động buôn bán trên vỉa hè, tồn tại từ lâu dưới ba hình thức: kinh doanh mặt tiền (đẩy xe trên vỉa hè), bán hàng rong, hoặc buôn bán nhỏ lẻ số lượng ít cố định. Thương hiệu của Nhựt vốn dĩ ban đầu thuộc nhóm thứ ba, nhưng đã sớm vươn lên và gia nhập với khu vực kinh tế chính thức.
“Triệu phú” bán hàng trên vỉa hè

Năm nay 22 tuổi, tốt nghiệp loại giỏi Trường Đại học Kinh tế TP HCM, có cơ hội làm việc tại một công ty đa quốc gia – là chân dung Đoàn Văn Minh Nhựt vào thời điểm năm 2015. Nhưng vỉa hè mới là nơi anh lựa chọn để bắt đầu sự nghiệp của riêng mình, bất chấp sự can ngăn của gia đình.
Nhựt bắt tay với người bạn của mình – Hồ Đức Hải, là một đồng môn đại học khoá trên, bắt đầu khởi nghiệp với thương hiệu của riêng mình: “Bánh mì Má Hải”. Vốn liếng của Hải chính là ý tưởng, kinh nghiệm tự quản lý thời gian và vốn và những điểm kinh doanh khi còn ở thời sinh viên. Còn Nhựt đã có hơn chục năm phụ mẹ bán bánh mì trên vỉa hè ở vùng quê nhà An Giang.
Tài sản của hai nhà đồng sáng lập khi đó chính là 8 chiếc xe đẩy bánh mì, hoạt động 3 tiếng vào mỗi buổi sáng xung quanh quận 10 với gần 30 sinh viên muốn kiếm thêm thu nhập để trang trải cuộc sống. Chi phí để đầu tư mỗi xe đẩy chỉ rơi vào khoảng 3 triệu đồng, Nhựt và Hải rất nhanh đã hoàn vốn khi chưa đầy hai tháng với doanh số lên đến hơn 100 ổ bánh mì mỗi ngày.
Mô hình khởi nghiệp khi mới bắt đầu của Nhựt và cộng sự chính là đại diện tiêu biểu cho khu vực nền kinh tế phi chính thức: không làm đăng ký kinh doanh, không làm con dấu pháp nhân, không sử dụng hợp đồng lao động và không phải nộp thuế. Họ cũng đối mặt vấn đề như mọi người bán hàng rong: đó chính là không được kinh doanh trên vỉa hè.
Theo Luật Giao thông đường bộ, lòng đường và hè phố chỉ được sử dụng cho các phương tiện giao thông. Hành vi bán hàng rong hoặc những loại hàng hoá nhỏ lẻ trên vỉa hè sẽ bị phạt tiền tuỳ theo mức độ, theo Nghị định 100/2019. Đội trật tự đô thị – những người có trách nhiệm quản lý khu vực hè phố, trở thành “khắc tinh” của hai doanh nhân trẻ này.
“Hầu như tháng nào cũng phải lên phường mếu máo đóng phạt rồi lấy xe về để bán tiếp”, Nhựt kể về những ngày đầu tiên kinh doanh, trở thành nhân vật quen mặt bất đắc dĩ của Đội trật tự đô thị khu vực quận 10 thành phố HCM.
Là một trong những người tiên phong trong việc bán bánh mì xe đẩy theo chuỗi hệ thống với nhận diện đồng bộ, Nhựt và Hải mang lý tưởng định nghĩa lại hình ảnh thức ăn đường phố nói riêng và kinh tế trên vỉa hè nói chung. Nhưng họ đều hiểu, địa điểm kinh doanh “đặc biệt” này lại chưa được hợp thức hoá về mặt pháp lý.