Hiện nay nhiều lao động khu vực châu Á làm ra vẻ tất bật, bận rộn
Theo một báo cáo mới gần đây, hiện nay đang có khá nhiều người lao động châu Á đã bỏ ra phần lớn thời gian của mình để làm ra vẻ bận rộn thay vì thực sự tập trung vào làm việc.
Nền tảng giao tiếp công việc Slack và hãng nghiên cứu Qualtrics (Mỹ) đã tiến hành khảo sát hơn 19.000 nhân viên làm việc văn phòng trên toàn thế giới, bao gồm cả những người làm công tác lãnh đạo, những người có chức vụ cao và nhận thấy được rằng nhóm lao động khu vực châu Á là nhóm dành nhiều thời gian nhất cho “sự thể hiện”.

Derek Laney, một nhà lãnh đạo của Slack đã định nghĩa về “sự thể hiện”, nhóm dành thời gian cho “sự thế hiện” là những nhóm khi tham dự những cuộc họp chắc chắn sẽ không ngừng khoe khoang về thành tích của bản thân hơn là việc cố gắng suy nghĩ những kế hoạch, dự án hay đưa ra những định hướng, dự định để giải quyết vấn đề.
Kết quả khảo sát cho thấy rằng, nhân viên tại Nhật Bản (37%), Ấn Độ (43%), và Singapore (36%) là nhóm đối tượng được cho là dành nhiều thời gian của mình để phục vụ cho “sự thể hiện” hơn mức trung bình toàn cầu (32%). Xếp vị trí cuối cùng với 28% thời gian là Mỹ và hàn Quốc . Tỷ lệ thời gian làm việc thực sự ở Singapore 63%, tại Nhật Bản là 63%, và tại Ấn Độ 57%, Australia, Đức, Mỹ 71%, Anh 70% và cao nhất tại Hàn Quốc 72%.
Theo quan điểm của Laney, do cách đánh giá hiệu suất của cấp trên đã ảnh hưởng đến việc nhân viên thường cố gắng tỏ ra bận rộn. Đa số lãnh đạo sẽ có xu hướng đánh giá mức độ làm việc tích cực của nhân viên dựa trên sự có mặt thay vì kết quả, hiệu suất công việc mà họ tạo ra. Vì nhân viên đang cố gắng thể hiện bản thân thật tốt trước mặt ông chủ của họ nên nó gây lãng phí nỗ lực.
Trên phạm vị toàn thế giới, sự đo lường về sự có mặt và tham gia các hoạt động, chẳng hạn số email được gửi hay thời gian trên mạng Internet, đó là một trong những cách phổ biến nhất để đo năng suất làm việc của một người (kết quả đo là 27%). Báo cáo của Slack cho thấy khi nhân viên phải làm việc liên tục trong nhiều giờ, họ sẽ có thể cảm thấy áp lực mệt mỏi, họ tham dự tất cả các cuộc họp hay phản hồi email một cách nhanh chóng. Tại Singapore, có khoảng 44% người lao động thừa nhận rằng, bởi vì họ mất quá nhiều thời gian cho các cuộc họp và trả lời email nên năng suất làm việc của họ ảnh hưởng rất nhiều.

Slack thông qua khảo sát cũng đã phát hiện ra 63% người lao động đã tham gia cuộc khảo sát và cố tình cho thấy họ đang hoạt động trên mạng Internet, ngay cả khi họ rảnh rỗi không làm gì cả. Có rất nhiều nhân viên lao động đều mong muốn rằng, năng suất lao động sẽ được đánh giá theo một cách khác, ví dụ như thông qua các chỉ số hiệu quả, trò chuyện với cấp trên, lượng thời gian dành cho từng loại việc cụ thể.
Kết quả báo cáo còn nhấn mạnh, hơn một nửa người được khảo sát tin chắc rằng thông qua lịch trình linh hoạt chính là cách tốt nhất để nhà tuyển dụng hỗ trợ năng suất. Vị trí linh hoạt (36%) còn được xếp ở mức cao hơn phúc lợi tại văn phòng (32%). Khi quay trở lại làm việc, khả năng “động não” theo nhóm và cảm giác cộng đồng sẽ mang lại năng suất lao động tốt hơn và hiệu quả hơn thay vì làm những việc có thể thực hiện khi ở nhà.
Theo một nghiên cứu mới gần đây của tập đoàn Microsoft, họ cũng đồng tình ủng hộ quan điểm đã nêu trên. Hiện nay có tới 84% nhân viên trên toàn thế giới nói rằng họ sẽ có nhiều động lực để đi làm hơn nếu như có có hội được tham gia giao lưu với đồng nghiệp bạn bè hơn là việc nâng cấp văn phòng. “Sự linh hoạt có ý nghĩa quan trọng hơn một vị trí”, theo báo cáo cho biết.