7 cách rèn luyện phản xạ tiếng Anh
Để giỏi tiếng Anh, mức độ căn bản nhất của phản xạ tiếng Anh là dịch ngược. Mức độ thứ hai là nghĩ bằng tiếng Anh, tức là bạn có thể nói mà không mất thời gian tìm từ vựng và ghép câu. Để đạt được mức hai nhanh chóng, bạn có thể tham khảo và thực hành 7 cách rèn luyện phản xạ tiếng Anh sau:

1. Ưu tiên học theo chiều ngược lại của ngôn ngữ.
Mỗi khi bạn ghi chép từ vựng thì hãy ghi chép tiếng Việt trước sau đó là tiếng Anh. Viết nhật ký bằng tiếng Anh, xâu chuỗi ngay chính các từ vựng học được trong ngày cũng là một cách rèn luyện phản xạ tiếng Anh.
2. Nhắn tin với bạn bè bằng tiếng Anh.
Ban đầu, bạn có thể lồng tiếng Việt vào với những ý quá khó để diễn đạt. Sau đó, nâng dần tỷ lệ từ tiếng Anh vào trong cuộc hội thoại và cố gắng sử dụng các từ vựng, cấu trúc mình mới học. Hãy tìm một người bạn cùng có mong muốn giỏi tiếng Anh để trao đổi với nhau bằng tiếng Anh. Bạn có thể dùng Skype hoặc Messenger để gọi điện hoặc gửi tin nhắn về tập Masterchef hay Friends mà bạn vừa xem. Hãy thực hiện việc này ngay hôm nay vì chỉ cần chịu khó nhắn tin bằng tiếng Anh khoảng 1 tháng là tốc độ phản xạ tiếng Anh của bạn sẽ tăng lên rất nhiều đó.
3. Chat với robot.
Trong trường hợp không tìm được người cùng thực hành cách rèn luyện phản xạ tiếng Anh trên, hoặc bạn không muốn tương tác với người khác trên mạng xã hội bằng tiếng Anh thì đây là công cụ thay thế phù hợp nhất. Bạn có thể nói bất cứ điều gì và nói bao lâu tùy thích mà không ngại sẽ làm mất thời gian người đối diện hay sợ người khác đánh giá, vì đây là một robot chat tự động. Có rất nhiều robot online để có thể rèn luyện giao tiếp tiếng Anh và bạn có thể thử Cleverbot.com.
4. Xem phim – một trong những cách rèn luyện phản xạ tiếng Anh.
Thời gian đầu, bạn có thể xem phim bằng phụ đề tiếng Anh để làm quen. Lâu dần, khi đã quen với việc xem phim bằng tiếng Anh và đã giỏi tiếng Anh hơn, bạn có thể nâng độ khó lên bằng cách tắt phụ đề và bình luận theo phim bằng tiếng Anh.
5. Tập suy nghĩ bằng tiếng Anh.
Trong giao tiếp tiếng Anh, sự trôi chảy quan trọng hơn việc chuẩn ngữ pháp hay từ vựng và phát âm rất nhiều. Nhưng vấn đề khi giao tiếp tiếng Anh là chúng ta có rất nhiều từ không biết vì vốn từ vựng tiếng Anh còn hạn chế. Vậy phải làm sao bây giờ? Để duy trì cuộc hội thoại thì bạn nhất định không được “tắc từ”. Hãy tìm cách diễn đạt nôm na ý của những từ đó bằng những từ đơn giản hơn để câu chuyện không bị đứt mạch.
Ví dụ, bạn muốn mô tả từ “church” (nhà thờ). Đây là một từ khó nhớ và khó phát âm. Thay vì đăm chiêu tìm được từ đó, bạn có thể mô tả nó một cách đơn giản là “a place to come and pray to Jesus” (một nơi người ta đến cầu nguyện với Chúa Giê-Xu). Không cần phải chính xác 100% nhưng người nghe đủ hiểu đó là “cathedral”.
6. Nói chuyện với người nước ngoài.
Nếu bạn không có đủ thời gian và sẵn sàng chi ra một khoản, bạn có thể tìm và nói
chuyện với người nước ngoài bằng một số ứng dụng giao tiếp tiếng Anh như HelloTalk, Italki hay Tandem. Bạn chỉ cần chọn người mình muốn nói chuyện cùng và đăng ký lịch, người đó sẽ dành thời gian trò chuyện với bạn và giúp bạn phát triển khả năng giao tiếp tiếng Anh.

7. Đăng bài bằng tiếng Anh lên các hội nhóm.
Đăng bài bằng tiếng Anh lên một nhóm kín với những người có cùng mục tiêu rèn luyện phản xạ tiếng Anh lên Facebook. Giai đoạn đầu. bạn có thể lồng tiếng Việt vào nếu quá khó, nhưng hãy nâng dần tỷ lệ tiếng Anh lên nhé! Sẽ có những người bình luận lại bằng tiếng Anh, có những người nhờ bạn dịch lại nghĩa, cũng sẽ có những người vào “bắt lỗi” ngữ pháp của bạn. Chỉ một bài đăng thôi cũng sẽ cho bạn cơ hội để tương tác với những từ vựng và cấu trúc này vài lần. Bất kể người khác nói gì, ngại chi mà không thử?
Hy vọng, bằng việc áp dụng thường xuyên 7 cách rèn luyện phản xạ tiếng Anh đơn giản trên, các bạn có thể nhanh chóng thuần thục trong việc giao tiếp tiếng Anh và giỏi tiếng Anh hơn.