Cách để cha mẹ nói ‘không’ với con
Khi bạn quá nghiêm khắc với con về lâu dài có thể gây phản tác dụng. Vì vậy, hãy cho con bạn không gian và thời gian để kiểm tra giới hạn của chúng mà không đe dọa lời cuối của cha mẹ.

Đưa ra một lựa chọn thay thế
Một cách để xoa dịu một tình huống không thoải mái là đưa ra cho trẻ một giải pháp thay thế ít nhất có giá trị (nếu không muốn nói là hơn) so với những gì trẻ yêu cầu ban đầu.
Tuy nhiên, nếu con bạn nổi cơn thịnh nộ, các lựa chọn thay thế cũng nên được loại bỏ ngay lập tức.
Nói “không” là một phần quan trọng trong việc giúp nuôi dạy trẻ, giúp thiết lập ranh giới giữa cha mẹ với con cái, bảo vệ trẻ khỏi những nguy hiểm, dạy chúng tự chủ với bản thân và đối phó với thất vọng.
Thiết lập những uy quyền của bạn với con từ sớm
Cha mẹ nên thiết lập quyền lực bằng cách đặt ra và thực thi những giới hạn, thiết lập một cấu trúc cho cả thời thơ ấu. Bạn thiết lập quyền hạn càng sớm (nhất quán) một cách chắc chắn, con càng dễ học được “không” có nghĩa là không.
Nếu bạn nhượng bộ, nhường nhịn những cơn giận dữ khi con còn nhỏ, bạn đang huấn luyện con bạn thách thức quyền lực của cha mẹ. Khi người lớn nhượng bộ, cố tỏ ra không sao khi con làm sai việc gì đó, sau này dù bạn có phản ứng gì, trẻ cũng tìm cách chống lại.
Nghe để hiểu
Hãy ngồi xuống và lắng nghe lý do tại sao con bạn không muốn chấp nhận câu trả lời “không”. Bằng cách hiểu lý do con bạn từ chối làm theo hướng dẫn của bạn hoặc làm những gì cần chúng phải làm, bạn có thể giải quyết vấn đề ngay lập tức.
Hãy nhớ rằng nếu bạn quá nghiêm khắc với con, về lâu dài có thể phản tác dụng. Vì vậy hãy tạo cho con bạn một chút không gian và thời gian để tự kiểm tra giới hạn mà không đe dọa lời cuối của cha mẹ.

Đưa ra một lựa chọn thay thế
Một cách để xoa dịu tình huống gây khó chịu là đưa cho con một giải pháp thay thế ít nhất cũng có giá trị tương đương nhau (nếu không muốn nói là hơn) so với yêu cầu ban đầu của chúng đưa ra .
Nên loại bỏ các lựa chon thay thế ngay lập tức nếu con bạn cũng nổi cơn thịnh nộ với điều đó.
Đừng la hét như con
Một tình huống đâng trạng thái bình thường có thể nhanh chóng biến thành một cuộc chiến. Trẻ em yêu cầu cha mẹ giải thích lý do tại sao từ chối mình, trong khi bạn hét lên để duy trì uy quyền.
Nhưng la mắng chúng sẽ chỉ đưa bạn trở lại cấp độ hàng với trẻ, phù nhận hoàn toàn quyền lực của bạn. Bạn là người lớn, cần vượt lên trên những việc lớn tiếng và xử lý tốt những tình huống hơn.
Bỏ đi
Trẻ mới biết đi cần giải thích mọi thứ một cách logic. Nhưng khi bạn giải thích xong, trẻ vẫn không nghe. Lời giải thích không hiệu quả, bạn là người lớn nếu con bạn tiếp tục tranh cãi, điều tốt nhất bạn có thể làm là nói với giọng kiên quyết: “Mẹ sẽ không đề cập chuyện đó với con nữa đâu”. Rồi quay lưng bước đi.
Quan trọng: Đừng quay lại hoặc trả lời bất kỳ lời nói không hay nào của con. Nó chỉ mang lại cho con bạn thêm sức mạnh quyền lực hơn, khiến bạn phải quay lại nhiều lần.
Bạn không cần phải là làm bạn với con
Làm cha mẹ là một mối quan hệ lâu dài phức tạp. Vì vậy, hãy tận dụng tối đa và tập trung vào vai trò quan trọng của cha mẹ trong việc dạy dỗ con cái, hướng dẫn chúng và thiết lập ranh giới.
Bạn có thể làm bạn với con mình, nhưng thiết lập ranh giới là chìa khóa để dạy cho con bạn sự khác biệt giữa đúng và sai.
Khi con bình tĩnh lại hãy giair thích con hiểu các quy tắc
Không có ích gì khi giải thích cho trẻ khi trẻ nổi cơn thịnh nộ. Nói chuyện với con bạn về hậu quả của hành động của chúng khi chúng bình tĩnh và vui vẻ. Ngồi xuống và nói, “Mẹ nói ‘không’, mẹ không muốn đề cập về điều đó nữa. ‘Không’ thực sự có nghĩa là không”.
Đầu tiên, hãy tập nói “không” với những thứ không mấy quan trọng với trẻ trong những tình huống ít cảm xúc hơn với những thứ không quan trọng lắm với con trẻ. Như đã đề cập trước đó, hãy đưa ra các lựa chọn thay thế để cho con bạn biết có những lựa chọn khác.