4 thói quen gây hại cho thận mà rất nhiều người mắc phải
Thận là một cơ quan hết sức quan trọng trong cơ thể, chỉ cần có một tổn thương nhỏ ở thận thôi cũng có thể có ảnh hưởng rất lớn đến sức khỏe của bạn.
Thận đóng vai trò lọc chất lỏng dư thừa và chất thải ra khỏi cơ thể bạn, kiểm soát mức độ pH và huyết áp, tạo ra các tế bào hồng cầu cho cơ thể và giúp cho xương của bạn ngày càng khỏe mạnh. Nó đóng vai trò hết sức quan trọng đến sức khỏe tổng thể của con người, vì vậy, điều quan trọng nhất chính là bạn phải học cách chăm sóc chúng. Tuy nhiên, cũng có nhiều người trong chúng ta lại không nhận ra bản thân đang có một số thói quen hàng ngày gây tổn thương nghiêm trọng cho thận.

Dưới đây là 4 thói quen hủy hoại thận mà nhiều người đang mắc phải, thế nhưng, vẫn chưa phải là quá muộn nếu bạn học cách từ bỏ những hành vi gây hại này ngay từ bây giờ.
Uống không đủ nước
Mất nước có thể gây ra tình trạng cơ thể bị tích tụ axit và chất thải. Điều này dẫn đến làm tắc nghẽn myoglobin (hay còn gọi là protein cơ) với thận. Mất nước cũng có thể dẫn đến gây nhiễm trùng đường tiết niệu và sỏi thận, cả hai tình trạng bệnh này nếu không được điều trị kịp thời đều có thể gây hại cho thận.
Khi cơ thể bạn được cung cấp đủ nước, không thể dễ dàng hình thành sỏi thận vì các tinh thể tạo sỏi trong thận không kết dính với nhau được. Nước cũng có tác dụng hòa tan các loại thuốc kháng sinh mà bạn uống để điều trị nhiễm trùng đường tiết niệu, làm tăng cao hiệu quả của thuốc.
Và cuối cùng, nước cũng giúp cơ thể tạo ra nhiều nước tiểu hơn để loại bỏ đi vi trùng. Bạn cũng có thể kiểm tra xem mình có đủ nước hay không bằng cách nhìn vào màu sắc đậm nhạt của nước tiểu. Nếu nó có màu vàng rất đậm thì có nghĩa là bạn nên uống nhiều nước hơn và nên nói chuyện với bác sĩ chăm sóc sức khỏe của mình. Nước tiểu của bạn màu vàng nhạt là một dấu hiệu cho thấy cơ thể bạn đã được cung cấp đủ nước.
Ăn nhiều đường
Đường vốn dĩ không gây hại cho thận, nhưng nó lại gây ra những vấn đề khác có thể gây hại cho thận.
Tiêu thụ một chế độ dư lượng calo và ăn nhiều đường vào cơ thể là thủ phạm gây béo phì, đây là một nguy cơ mắc bệnh thận tiềm ẩn do nó làm tăng nguy cơ mắc bệnh tăng huyết áp và tiểu đường. Cả hai tình trạng bệnh này đều có ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của bệnh thận giai đoạn cuối và bệnh thận mãn tính.
Trong chế độ ăn uống, chúng ta nên cố gắng hạn chế lượng đường. Tránh đồ uống có chứa nhiều đường như nước trái cây và nước ngọt, hạn chế ăn đồ ngọt và để ý lượng đường trong các loại thực phẩm chế biến như ngũ cốc ăn sáng, gia vị và bánh mì trắng.

Uống quá nhiều rượu
Thận của bạn chỉ có thể xử lý một lượng rượu nhỏ mà thôi, nhưng nếu thường xuyên uống nhiều rượu sẽ làm giảm khả năng hoạt động của chúng. Uống quá nhiều rượu có thể gây ra tình trạng các chất điện giải quan trọng trong máu nồng độ thấp và làm thay đổi sự cân bằng pH trong cơ thể bạn. Rượu là nguyên nhân gây phá vỡ cơ chế kiểm soát nội tiết tố chi phối chức năng của thận.
Tất cả những tác động này có thể gây ra bệnh gan mãn tính hoặc thậm chí còn là bệnh suy thận cấp tính.
Ngủ không đủ giấc
Một nghiên cứu vào năm 2015 cho thấy những phụ nữ có giấc ngủ ít hơn 5 tiếng mỗi đêm có nguy cơ bị suy thận nhanh hơn 65% so với những người ngủ đủ từ 7 đến 8 tiếng mỗi đêm.

Một lý do để lý giải cho điều này là do nhịp sinh học điều chỉnh chức năng thận của cơ thể. Vào ban đêm, thận sẽ hoạt động khác đi khi bạn đang ngủ vì nhu cầu đối với cơ thể của bạn là khác nhau.